Quý khách hàng cần hỗ trợ thí nghiệm; khắc phục sự cố hệ thống điện năng lượng mặt trời vui lòng liên hệ RSIC. Hotline 0969.764.761, email congtyrsic@gmail.com.
RSIC là một trong những đơn vị tiên phong và có đầy đủ năng lực pháp lý trong việc đánh giá chất lượng điện năng hệ thống điện năng lượng mặt trời. Với tổng sản lượng thí nghiệm kiểm định khoảng 800 MW trong năm 2020.
Trong bài viết này RSIC sẽ chỉ ra những lưu ý và hướng dẫn khắc phục một số lỗi mà hệ thống điện mặt trời thường gặp có thể xảy ra khi đang vận hành.
Sự cố từ dây DC của hệ thống điện mặt trời
Tia lửa điện
Hiện tượng xuất hiện tia lửa điện này xảy ra khi hai mối nối không được kết nối đúng cách; gây ra hiện tượng sinh nhiệt từ đó tạo ra tia lửa điện.

Kết nối không tương thích
Khi đơn vị thi công lựa chọn các dây kết nối không tương thích hoặc các mấu nối kém chất lượng sẽ dẫn tới hiện tượng không tương thích; sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng lão hóa; hư hỏng các dây kết nối và làm cho hệ thống bị dừng hoạt động đột ngột.
Chất lượng các bo mạch không ổn định gây ra sự cố điện mặt trời
Các bo mạch không ổn định sẽ khiến hệ thống mạch sinh nhiệt trong quá trình hệ thống hoạt động ở trạng thái công suất cực đại về lâu dài sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của hệ thống
⇒ Nếu chúng ta không kịp thời phát hiện một trong các sự cố trên thì có thể dẫn đến cháy nổ cho toàn hệ thống.
Hiệu ứng PID của tấm pin mặt trời
Hiệu ứng này có thể khiến hệ thống thất thoát 30% công suất so với ban đầu mới lắp đặt
Hiệu ứng PID là hiện tượng các tấm pin sau một thời gian hoạt động sẽ xảy ra việc một số cell quang điện giảm hiệu năng so với ban đầu sử dụng; hay hiểu cách khác đây là hiện tượng phân cực giữa các tấm kính và bệ đỡ của các tấm pin vì vậy khi hoạt động dòng điện sẽ rò rỉ thất thoát điện ra ngoài chứ không đi vào inverter để chuyển hóa thành điện năng sử dụng khiến hệ thống điện mặt trời không thể đạt hiệu suất tối đa như mong muốn.
Liên hệ RSIC để được tư vấn xử lý sự cố điện mặt trời. Hotline: 0969.764.761
Một số lưu ý về bộ biến tần (inverter)
Bộ biến tần không có mạch bảo vệ chống sét lan truyền
Đây là điều rất nguy hiểm khi không có bảo vệ chống sét lan truyền sẽ gây ra toàn bộ hư hại cho inverter và hệ thống
Sử dụng phải biến tần kém chất lượng
Đơn vị lắp đặt hoặc cả đơn vị sản xuất cung cấp muốn cắt giảm; tiết kiệm chi phí đầu tư; sản xuất sẽ khiến biến tần kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của biến tần; từ đó làm tăng chi phí bảo dưỡng vận hành dẫn đến nhiều phiền toái cho người sử dụng
Hiệu suất chuyển đổi điện năng thấp
Theo tiêu chuẩn Châu Âu thì biến tần cần có hiệu suất chuyển đôi cao hơn 95% thì mới đạt hiệu quả làm việc tốt nhất, nếu trong quá trình hoạt động bạn phát hiện hiệu suất làm việc của biến tần dưới 95% thì hãy liên hệ ngay với đơn vị lắp đặt để yêu cầu đổi biến tần.
Tỉ lệ hư hỏng cao
Cũng giống như mục trên; nếu biến tần nhà bạn hay gặp sự cố sẽ dẫn đến chi phí bảo hành; bảo dưỡng cao và hiệu suất làm việc thấp ⇒ thông báo với đơn vị lắp đặt; yêu cầu đổi, không dùng biến tần đó.
PV String Inverter không tạo ra dòng điện DC hoặc ra không đúng công suất khi có ánh sáng mặt trời.
- Hãy kiểm tra và ghi lại điện áp, dòng điện và công suất hiện tại của từng string. Nếu PV string không tạo ra điện DC, hãy kiểm tra lại các liên kết giữa các tấm pin.
- Đối với các string tương đồng nhau về số lượng tấm pin mắc nối tiếp và các điều kiện về hướng nắng, góc nghiêng. Khoanh vùng các string có các thông số điện áp và dòng điện chênh lệch. Kiểm tra từng liên kết MC4 và từng tấm pin để phát hiện kịp thời và xử lý.
- Thay cầu chì, MCB, MC4 nếu phát hiện lỗi. Kiểm tra thử các dây bị hỏng, vệ sinh các kết nối và siết chặt chúng. Kiểm tra tổng thể xem tấm pin và dây DC có hư hỏng rõ ràng không; sẵn sàng sửa chữa và thay thế khi cần thiết.
Một số lưu ý về hệ thống điện mặt trời sự cố và hướng dẫn xử lý
- Khi số lượng điện mà bạn nhận vào không đạt như kỳ vọng; hãy kiểm tra lại hướng nắng các mảng pin.
- Kiểm tra đồ thị sản lượng hệ thống trên phần mềm giám sát online. Một số lỗi thường gặp dẫn đến giảm công suất của hệ thống:
Đồ thị sản lượng hệ thống bị “răng cưa”; lỗi này có thể do điều kiện nắng tại khu vực lắp đặt (mây che); hoặc các vật thể. Và cũng có thể do điện áp lưới không ổn định hoặc lỗi trong quá trình thiết kế và lắp đặt hệ thống.
Hệ thống không phát điện khi bức xạ mặt trời tăng: Nguyên nhân là do điện áp lưới không ổn định hoặc kích thước dây AC từ thiết bị biến tần đến điểm hòa lưới không đủ. Khắc phục bằng cách tăng kích thước dây từ thiết bị biến tần đến điểm hòa lưới hoặc chỉnh thông số dải điện áp AC hoạt động của thiết bị (cách này chỉ được thực hiện bởi các đơn vị do nhà sản xuất chỉ định).
Xem thêm dịch vụ kiểm định điện mặt trời: Tại đây
Hãy liên hệ RISC để được tư vấn và hỗ trợ thí nghiệm, kiểm định; xử lý sự cố với hệ thống điện mặt trời Hotline: 0969.764.761